Những điều cần biết về ứng dụng lái xe mô phỏng

445 lượt xem

Ứng dụng lái xe mô phỏng là một trong những thiết bị đang được bộ GTVT Việt Nam yêu cầu các đơn vị dạy học lái xe trên toàn quốc đưa vào chương trình giảng dạy. Qua nhiều lần đưa ra Nghị định thì tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã đề xuất lùi thời gian sử dụng phần mềm mô phỏng sát hạch lái xe từ ngày 01/01/2021 đến ngày 01/02/2022.

Một vài điểm về thiết bị mô phỏng lái xe

Thiết bị mô phỏng lái xe hay còn được gọi với nhiều cách khác nhau như: cabin điện tử, mô hình lái xe 3D,… Với phần mềm và thiết bị mô phỏng lái được thiết kế giống với cabin của một chiếc ô tô thật thì các học viên sẽ được làm quen và tập phản xạ với những tình huống trên đường di chuyển.  Do đó, ứng dụng lái xe mô phỏng được nhiều đơn vị chuyên dạy học lái xe ứng dụng cho chương trình giảng dạy của mình.

Ứng dụng lái xe mô phỏng được thiết kế với 10 bài thi sa hình. Với cách sử dụng mô hình này người học sẽ được luyện tập lái xe dễ dàng hơn rất nhiều mà không phải lái trực tiếp trên đường. Mô hình gồm rất nhiều bộ phận khác nhau như phần cứng, phần mềm và các linh kiện điện tử khác. 

Không những thế, phần mềm có thêm các tính năng hiện đại mô phỏng lại các tình huống khẩn cấp từ dễ đến khó như: lùi xe vào bãi đậu có diện tích nhỏ, chọn hướng đi đúng,…Nhờ đó, khi lái xe trực tiếp ra đường bạn sẽ vững được tâm lý, dễ dàng vận dụng, không bị bỡ ngỡ với các tình huống và đưa ra phương hướng xử lý an toàn nhất.

Các bài tập mà ứng dụng mô phỏng đưa ra đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn của Bộ giao thông vận tải đưa ra. Bên cạnh các bài tập trên địa hình thì ứng dụng cũng có thêm các bài học lý thuyết giúp người học có được đầy đủ kiến thức cần thiết cho một bài thi lái xe. Với mô hình ứng dụng này, người học sẽ tiến bộ nhanh hơn vì sẽ có được cảm giác chân thực như khi học lái xe trên thực tế.

Ứng dụng lái xe mô phỏng tại Việt Nam

Từ ngày 27/01/2021, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 01/2021/TT-BGTVT với nội dung sửa đổi, bổ sung trong việc cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế và đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Theo Thông tư thì thời hạn sử dụng phần mềm mô phỏng trong sát hạch lái xe vào ngày 01/05/2021 sẽ được lùi lại đến ngày 01/06/2022. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra quyết định lùi thời hạn sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông tại các cơ sở đào tạo lái xe ô tô đến ngày 31/12/2021.

Trong thời gian chưa sử dụng phần mềm mô phỏng lái xe thì các cơ sở đào tạo lái xe đã xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức giảng dạy đảm bảo đủ thời gian đào tạo theo chương trình chuẩn như sau:

  • Số giờ học kỹ thuật lái xe của học viên ở hạng B1, B2 và C sẽ bao gồm cả thời gian học trên phần mềm mô phỏng tình huống.
  • Số giờ học môn đạo đức và văn hóa giao thông của học viên học lái xe nâng hạng cũng có cả thời gian học phần mềm mô phỏng.
  • Giờ học thực hành lái xe trên 2 xe tập lái có cả thời gian học lái xe trên cabin ô tô thật.

Dù đã thí điểm ứng dụng lái xe mô phỏng tại một số cơ sở đào tạo nhưng trên thực tế thì ứng dụng này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi tại Việt Nam.

Nguyên nhân ứng dụng lái xe mô phỏng chưa được áp dụng phổ biến

Do kinh phí chưa cho phép

Lý do chưa thể áp dụng mô hình này trong việc giảng dạy là do các đơn vị đang gặp khó khăn trong việc bố trí trang thiết bị. Vì hiện nay trên thị trường, các đơn vị cung cấp thiết bị vẫn chưa được phổ biến. Do đó, các mô hình này phải nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam nên vẫn chưa có giá sàn cụ thể nhưng nhìn chung giá thành của một ứng dụng mô phỏng là con số không hề nhỏ.

Việc bố trí thiết bị có thể sẽ dẫn đến trì hoãn những hoạt động khác của cơ sở. Chính vì khó khăn này mà nhiều đơn vị dạy học đã nhờ đến sự trợ cấp từ Bộ GTVT để có thể áp dụng mô hình này vào giảng dạy.

Hiệu quả thực tế chưa được xác định

Bên cạnh việc trang bị ứng dụng thì các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe phải ứng dụng công nghệ thông tin vào đào tạo. Cùng với đó là các thiết bị như camera giám sát, thiết bị nhận dạng vân tay của học viên, phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, cabin học lái,… Việc đầu tư quá nhiều thiết bị khiến cho việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, số lượng học viên hiện nay ngày càng giảm sẽ ít nhiều gây khó khăn cho cơ sở đào tạo.

Mặc dù nhiều trung tâm đào tạo lái xe ủng hộ việc đưa cabin học lái vào đào tạo. Bên cạnh đó, cũng có một số bày tỏ sự băn khoăn trong việc xác định sử dụng thiết bị mô phỏng trong công tác đào có thực sự mang lại hiệu quả như: giảm thiểu tai nạn giao thông, vi phạm quy định và đạo đức tham gia giao thông,…

Nói chung việc ứng dụng lái xe mô phỏng vào quá trình giảng dạy GPLX là cần thiết. Điều này không chỉ mang lại sự tiện lợi trong dạy và học mà còn thể hiện sự tiến bộ không ngừng và hội nhập của nước ta thông qua việc vận dụng sự tiến bộ của con người vào đời sống thực tế. Nếu bạn muốn hiểu thêm về ứng dụng lái xe mô phỏng có thể tìm hiểu thêm thông qua website của Định vị HC.

Thông tin liên hệ:
  • Công ty Công ty Cổ phần HC- Hiteck
  • Liên hệ: Phòng Dịch vụ khách hàng
  • Số Hotline 1: 0915701515
  • Số Hotline 2: 0901766966
  • Email: chienhcautotech@gmail.com
  • Website: dinhvihc.vn
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: Thiết bị định vị ô tô 4G đạt QCVN, Camera Nghị định 10, Camera nghị định 10 tích hợp Định vị, Thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe - DAT, Cabin mô phỏng lái xe

Trả lời