Hướng dẫn lắp giám sát hành trình trên xe ô tô

507 lượt xem

Hiện nay, lắp giám sát hành trình trên các phương tiện giao thông chỉ là theo quy định của Bộ GTVT, mà giám sát hành trình còn có những tính năng nhằm phục vụ nhu cầu, mục đích của người dùng. Hiện nay, việc lắp đặt thiết bị không khó, nhưng cần phải có những yêu cầu kỹ thuật nhất định.

1. Đôi nét về lắp giám sát hành trình xe

Thiết bị giám sát hành trình không chỉ là có tác dụng định vị xe. Thiết bị định vị thường chỉ dùng để xác định vị trí, tìm đường dễ dàng. Nhưng đối với thiết bị giám sát hành trình có thể tích hợp được nhiều tính năng như: định vị GPS, quản lý xe từ xa, trích xuất thông tin dữ liệu,… Bởi những tính năng nổi bật đó, nên thiết bị giám sát ngày càng được lắp đặt và sử dụng rộng rãi trên các phương tiện vận tải.

Lắp giám sát hành trình có thể nhờ đến các cơ sở lắp đặt uy tín. Đến đây bạn sẽ được tư vấn để lắp đặt thiết bị nào phù hợp với nhu cầu, giá thành đảm bảo được tối đa mục đích sử dụng thiết bị. Hiện nay, có rất nhiều loại giám sát hành trình, với nhiều mức giá khác nhau nên bạn phải tìm hiểu và cân đối kỹ trước khi lắp đặt.

Ngoài ra, nếu bạn có đủ khả năng và kỹ thuật để lắp giám sát thì bạn có thể chủ động mua thiết bị tại địa chỉ uy tín để chủ động lắp đặt. Lưu ý, đọc kỹ hướng dẫn và kiểm tra thiết bị sau khi lắp đặt để đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường sau khi di chuyển.

2. Hướng dẫn lắp giám sát hành trình

Nếu đã có kỹ thuật, phần dưới đây Định vị HC sẽ hướng dẫn bạn cách lắp giám sát hành trình đơn giản và dễ thực hiện nhất:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết khi lắp đặt gồm:

  • Bút thử điện hoặc đồng hồ vạn năng.
  • Dụng cụ để cắt dây: kìm tuốt, kéo tuốt,…
  • Tua vít 2 đầu.
  • Băng dính cách điện.

Bước 2: Kiểm tra tình trạng xe để đảm bảo xe hoạt động bình thường khi lắp đặt thiết bị.

Bởi thiết bị giám sát cần phải hoạt động liên tục ngay cả khi dừng, nên thiết bị được nối trực tiếp vào bình ắc quy hoặc các nguồn điện khác của xe để đảm bảo dòng điện cung cấp cho thiết bị. Kiểm tra tình trạng xe vừa giúp đảm bảo được việc lắp thiết bị thuận lợi, vừa tránh gặp những trường hợp rủi ro không phải lỗi do người lắp.

Bước 3: Hoàn thiện các phần có trong thiết bị giám sát.

Gắn thiết bị anten định vị GPS và anten GSM.
Kích hoạt SIM và gắn SIM được kết nối 2G/3G/4G vào khe SIM của thiết bị.
Kết nối thẻ RFID với thiết bị giám sát.

Bước 4: Lắp đặt và kết nối điện cho thiết bị giám sát hành trình

Thiết bị giám sát có hoạt động bình thường hay không là do bước này quyết định. Là bước quan trọng để cung cấp điện cho thiết bị nên yêu cầu kỹ thuật cao, đồng thời tỉ mỉ trong các khâu kết nối.

Lấy đồ thử điện để kiểm tra đầu dò của ắc quy (+), dây chìa khóa/ACC (+), dây mass sườn.

Kiểm tra quy luật dây của thiết bị từ nhà cung cấp để xác định màu dây. Thường các thiết bị giám chất hợp chuẩn sẽ có 3 đầu dây nguồn tương ứng. Thường thì đầu dây sẽ để 3 màu như: đỏ (dây ắc quy), vàng (dây ACC), đen (dây mass).

Kết nối ắc quy/nguồn điện và thiết bị theo đầu dây tương ứng.

Bước 5: Kiểm tra hoạt động của thiết bị sau khi lắp đặt

Sau khi hoàn thiện việc lắp đặt phần cứng thì kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị dựa vào tín hiệu đèn led hiển thị trên màn hình thiết bị. Kiểm tra thiết bị đã hoạt động hay chưa, tình trạng định vị GPS và tình trạng bắt sóng của GSM. Mọi hoạt động đều bình thường thì tiếp tục cài đặt phần mềm.

Bước 6: Cài đặt thống số thiết bị giám sát, thông tin liên quan xe, tài xế.

Xong bước 5 xe bắt đầu cài đặt phần mềm của xe như:

Cài đặt phần mềm quản lý.
Đăng nhập thông tin vào ứng dụng hệ thống do nhà cung cấp cấp.
Cài đặt các thông tin liên quan như: Biển số, tên tài xế, số điện thoại,…
Từ các thông tin phần mềm được lắp đặt người quản lý có thể trực tiếp giám sát từ xa một cách thuận tiện và dễ dàng.

3. Một số lưu ý khi lắp thiết bị giám sát

Dưới đây là một số lưu ý khi lắp thiết bị giám sát hành trình:

Thiết bị giám sát sử dụng sóng 2G/3G/4G thuộc các nhà mạng Viettel, Mobifone… như một thiết bị điện thoại di động, nên khi xe di chuyển cần hạn chế hoặc nếu có thể thì tránh đi vào các vùng mất sóng, chắn sóng như: hầm, gara, khu vực quân đội có chắn sóng,…

Vật dụng hoặc thiết bị có khả năng phá hoại như: thiết bị kim loại phá sóng, vô tình cắt dây nguồn,… khiến thiết bị giám sát không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định. Đối với trường hợp này nên kiểm tra rõ để xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

Lắp thiết bị giám sát hành trình ở vị trí sạch sẽ, không bị ẩm mốc, ngấm nước hoặc ngấm dầu mỡ để tránh tình trạng han gỉ. Đặc biệt, cần lắp thiết bị chắc chắn trên bề mặt phẳng để ít tác động từ bên ngoài nhất.

Lắp thiết bị tránh các nơi có nguồn nhiệt, nguồn điện để hạn chế việc nhiễu sáng, ảnh hưởng đến việc truyền dữ liệu. Các anten được đặt cố định, mở góc 120͒ để việc thu sóng thuận tiện hơn. Dây nối của thiết bị không được xoắn để đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường.

Nguồn điện thiết bị giám sát sử dụng phải ổn định đủ 12V.

Vệ sinh, lau chùi bên ngoài. Cẩn thận khi tháo các ốc vít, tránh làm rách tem hoặc bị ướt tem.

Lưu ý hạn sử dụng của SIM, và thời gian bảo hành của thiết bị. Nếu SIM không được gia hạn sẽ bị gián đoạn khi sử dụng.

Định vị HC mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về cách lắp thiết bị giám sát hành trình. Định vị HC cung cấp thiết bị giám sát chất lượng, hợp chuẩn phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng.

Thông tin liên hệ:
  • Công ty Công ty Cổ phần HC- Hiteck
  • Liên hệ: Phòng Dịch vụ khách hàng
  • Số Hotline 1: 0915701515
  • Số Hotline 2: 0901766966
  • Email: chienhcautotech@gmail.com
  • Website: dinhvihc.vn
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: Thiết bị định vị ô tô 4G đạt QCVN, Camera Nghị định 10, Camera nghị định 10 tích hợp Định vị, Thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe - DAT, Cabin mô phỏng lái xe

Trả lời