Mục tiêu của lắp đặt cabin tập lái trong đào tạo lái xe?

976 lượt xem

Cabin điện tử là một hệ thống mô phỏng dạy lái xe ô tô bằng công nghệ thực tế ảo 3D. Cabin điện tử này được chế tạo dựa trên kiến trúc của một cabin thật của xe ô tô. Người học sẽ sử dụng chiếc xe mô phỏng này để thực hiện các bài tập lái xe của mình trong một thế giới ảo 3D được lập trình sẵn. Hầu hết các chặng đường và tình huống sẽ tương tự như thế giới thật mà khi thi lấy bằng lái xe hoặc tham gia giao thông chúng ta sẽ trải qua.

Tiêu chí cụ thể cho cabin điện tử

Với mục đích nâng cao kỹ năng điều khiển cho học viên tại các trung tâm đào tạo lái xe theo Nghị định số 138/2018/NĐ-CP vào ngày 08/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định 65/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe. Các trung tâm đào tạo lái xe sẽ phải đầu tư mô hình cabin điện tử để học viên tập luyện trên máy tính. Như vậy, việc sử dụng cabin điện tử là một trong những quy định mới về đào tạo lái xe đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.

Thành phần trong hệ thống cabin điện tử

Hệ thống cabin điện tử bao gồm 3 thành phần chính:

  • Thành phần cơ khí: cabin như cabin xe thật, màn hình, máy tính, khung giá để lắp ghép các thành phần lại với nhau thành một hệ thống nhất

  • Thành phần điện tử: Các mạch điều khiển và linh kiện điện tử cùng với phần mềm điều khiển đóng vai trò mã hóa tín hiệu từ thiết bị cơ khí thành tín hiệu số hóa điều khiển trong máy tính và ngược lại
  • Thành phần phần mềm: thành phần trung tâm của hệ thống, được xây dựng dựa trên công nghệ lập trình 3D và tái tạo một không gian ảo với các đặc tính thực tế như: ngày, đêm, mưa, gió,…

Cabin điện tử có thiết kế giống với một chủng loại xe ô tô bất kỳ. Cabin mô phỏng đặc trưng cho các phương tiện xe cùng hệ chủ yếu là hệ thống điều khiển. Với mục đích đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật cho cabin mô phỏng lái xe phục vụ mục đích đại trà với yêu cầu giá thành hợp lý cho các cơ sở đào tạo sát hạch lái xe cà cấp chứng chỉ nghề.

10 bài thi theo tiêu chuẩn thi lấy bằng lái xe quốc gia có đánh giá chấm điểm:

  • Tập lái xe trên đường trường
  • Tập lái xe trên địa hình đồng bằng, đồi núi và thành phố
  • Tập lái xe trên địa hình được thiết kế đặc biệt với các biển báo phù hợp với mục đích giúp người tập lái học và ghi nhớ các loại biển báo

Phần mềm cũng được thiết kế với hệ thống menu tắt giúp người học có thể học tuần tự theo trình tự từ dễ đến khó hoặc có thể vào học và luyện tập một tình huống theo yêu cầu để giúp quá trình luyện tập được trơn tru.

Không gian cabin điện tử

  • Mô hình 3D được áp dụng cho các loại xe được mô phỏng đúng với chủng loại, kích thước và tải trọng. Khi sử dụng người tập lái có thể lựa chọn loại xe cần mô phỏng.
  • Môi trường 3D khu vực huấn luyện có đủ các mô hình từ sa hình phục vụ lái sát hạch, đường phố, đường trường và đường trơn trượt. Những hình ảnh mô phỏng trong 3D đều giống với ngoài đời thật tự kích thước, cảnh quan như cây cối, nhà cửa, phương tiện, con người và các đối tượng khác trong xã hội và tự nhiên.
  • Mô phỏng cảnh lái ngày, đêm, trời mưa, giông,…
  • Có khả năng bổ sung thêm các module dữ liệu mới.

Tuy nhiên để có thể sử dụng hệ thống cabin điện tử chúng ta cần có một hệ thống máy tính và multimedia hỗ trợ với các yêu cầu như sau:

  • Cấu hình máy tính đủ mạnh và có khả năng lưu trữ dữ liệu không gian, các bài tập và dữ liệu liên quan trong quá trình quản lý đào tạo và hỗ trợ đồ họa
  • Hệ thống loa kết nối trực tiếp mô phỏng tiếng ồn
  • Có các cổng kết nối với hệ thống thiết bị điều khiển và đồng bộ các thành phần của cabin
  • Có khả năng kết nối mạng với các cabin khác nhau để tạo ra môi trường hỗ trợ giáo viên trong quá trình quản trị một lúc nhiều cabin mô phỏng

Mục đích của cabin điện tử

Việc áp dụng cabin tập lái điện tử nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo lái xe. Bên cạnh đó còn giúp các học viên chủ động hơn trong quá trình sắp xếp thời gian học tập, cabin điện tử cũng giúp bảo vệ môi trường hơn so với việc luyện tập bằng các phương tiện thật. Đồng thời, việc tập luyện trên cabin điện tử cũng giúp trung tâm đào tạo tiết kiệm được nguồn nhân lực trong quá trình giám sát, quản lý học viên.

Thiết bị tập lái 3D đã tích hợp sẽ giúp cho người sử dụng nhận biết được các yếu tố cơ bản về địa hình, tình huống giao thông khi điều khiển xe ô tô trên đường thật, Trong mô hình thiết bị tập lái, các vụ tai nạn giao thông cũng sẽ được mô phỏng bằng phần mềm để người học có thể tham khảo và xử lý các tình huống đó. 

Theo quy định, thời gian mỗi học viên học lái xe ô tô sẽ phải trải qua tiết học với thiết bị mô phỏng là 3 giờ trước khi ra tập lái trên đường (Tổng cục đường bộ đã xây dựng kế hoạch triển khai trình lên Bộ GTVT phê duyệt). Theo dự kiến bắt đầu từ ngày 01/06/2020 các trung tâm đào tạo lái xe sẽ phải đầu tư cabin tập lái để phục vụ cho công tác đào tạo lái xe ô tô và số lượng thiết bị cabin điện tử tập lái ở mỗi cơ sở đào tạo sẽ phụ thuộc vào lưu lượng đào tạo của từng nơi.

Thông tin liên hệ:
  • Công ty Công ty Cổ phần HC- Hiteck
  • Liên hệ: Phòng Dịch vụ khách hàng
  • Số Hotline 1: 0915701515
  • Số Hotline 2: 0901766966
  • Email: chienhcautotech@gmail.com
  • Website: dinhvihc.vn
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: Thiết bị định vị ô tô 4G đạt QCVN, Camera Nghị định 10, Camera nghị định 10 tích hợp Định vị, Thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe - DAT, Cabin mô phỏng lái xe

Trả lời